Biên soạn và sưu tầm : Mẫn Ngọc Quang 

Giáo viên luyện thi toán vào lớp 10 giỏi ở hà nội

tại số nhà 27 đường 800A-Cầu Giấy -Hà Nội 

Liên hệ

     Hotline: 0989 850 625

 

Mất gốc không có nghĩa là học sinh đã mất toàn bộ kiến thức trước đó . Vậy làm thế nào để khắc phục những lổ hỗng kiến thức này? Khóa học thêm Toán ở Hà Nội – THẦY MẪN NGỌC QUANG xin đưa ra một vài chỉ dẫn giúp học sinh định hướng lại cách học và ôn thi hiệu quả nhất.  

1. Đặt mục tiêu học tập rõ ràng

“Thiết lập mục tiêu là bước cơ bản nhất để bạn đạt đượ mọi thứ”. Có một mục tiêu rõ ràng cho từng môn học sẽ giúp teen mất gốc phần nào cảm thấy an tâm, bước đầu kim chỉ nam cho toàn bộ quá trình tiếp nhận kiến thức về sau.

Mỗi ngày, teen nên phân bổ thời gian để tiếp cận các môn học đã mất gốc, thử đọc lại các kiến thức này, từ đơn giản đến phức tạp, làm những bài Toán từ khó đến dễ.

Đối mặt với mỗi bài Toán, teen mất gốc cần xác định xem kiến thức nào mình đã biết và chưa biết, những ý nào mình có thể làm được, ý nào không. Sau đó từ từ tìm tòi, bổ sung lượng kiến thức giành cho phần chưa biết. 

2. Lên kế hoạch và hoàn thành kế hoạch theo đúng lịch trình

Tron tiến trình chữa mất gốc Toán. Học sinh cũng nên đưa ra kế hoạch học tập cho mình. Ví dụ: Kế hoạch hôm nay là học 1 tiếng môn Toán, làm được khoảng 4-5 bài, thì hãy cố gắng hoàn thành hết số bài tập đã định trong 1 ngày.

Những kế hoạch đã được vạch sẵn, những khung giờ với những môn học cố định, những bài tập được chỉ định phải hoàn thành trong ngày hôm nay cần được teen mất gốc thực hiện y xì, không được khất sang ngày hôm sau. Đôi khi, thức khuya một chút nhưng bù lại, teen sẽ cảm thấy an lòng hơn khi hoàn thành kế hoạch đã đặt ra, đó cũng chính là động lực kích thích teen phấn đấu và duy trì thói quen học tập lâu dài.

Mỗi ngày học tập và rèn luyện là một cơ hội giúp học sinh “vá lại” những lỗ hổng kiến thức. Bởi thế, hãy tận dụng tối đa thời gian mình đang có, sắp xếp và tuân thủ nó để vượt qua chính mình bằng sự nỗ lực và kiên trì. Đừng bao giờ bỏ cuộc giữa chừng.

3. Không nên ôm đồn

Đối với teen mất gốc nhiều môn, tâm lí lo sợ luôn đè nặng những lúc ngồi vào bàn học, sự ái ngại, dè chừng luôn thường trực khi đối diện với sách vở, đây cũng là điều dễ hiểu. Vì thế lại sinh ra hiện tượng ôm đồn, ôn thi dồn nén. Điều này dẫn đến việc “tơ càng ngày càng rối”, hậu quả là quá nhiều kiến thức lung tung mà không nhớ hết nổi. Như vậy, công sức ôn thi sẽ trở thành công cốc. 

4. “Bám riết” kiến thức sách giáo khoa

Sách giáo khoa chính là nền tảng, là hơi thở, bắt nguồn cho mọi thành công sau nay. Các bạn học sinh không cần phải học quá nhiều từ sách tham khảo này kia nữa. Nếu các bạn học chắc trong sách giáo khoa thì đi thi ít nhất các bạn cũng đạt điểm khá.

Hơn nữa, những câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa sẽ là nền tảng giúp teen chúng ta tút lại kiến thức cho mình.

Làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa, đối chiếu lời giải, đáp số với bạn bè, thầy cô để rút kinh nghiệm cho những bài tập sau. “Mưa dần thấm lâu”. Rồi các bạn cũng sẽ thành thạo tất cả các dạng, mà mọi bài thi đều xuất phát điểm từ sách giáo khoa hết.

5. Thường xuyên trao đổi, thảo luận với thầy cô, bạn bè

 Mỗi người có một ý tưởng mới mẻ khác nhau. Vì vậy, Thầy cô và bạn bè được xem là nguồn năng lượng tiềm năng mà các học sinh mất gốc cần… khai thác triệt để. Những thắc mắc sẽ được giải đáp, những kinh nghiệm sẽ được truyền đạt, những dạng bài hay, những cách giải mới sẽ được cập nhật liên tục từ các nguồn này.

Nếu cảm thấy mơ hồ, teen mất gốc có thể ghi lại toàn bộ lưu ý, góp nhặt từ bạn bè, thầy cô vào một cuốn sổ, lâu lâu lại đem ra xem lại, ghi nhớ và tự rút ra những kinh nghiệm riêng cho mình.  

 

Giáo án và bài giảng của thầy Mẫn Ngọc Quang , giáo viên chuyên dạy học sinh mất gốc toán tiến bộ trong thời gian ngắn .

Bộ sách cho học sinh mất gốc quận Hai Bà Trưng thầy Mẫn Ngọc Quang